Soi kèo góc Atletico Madrid vs Villarreal, 22h15 ngày 25/1
本文地址:http://web.tour-time.com/news/677e692598.html%20l
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Port FC vs Ratchaburi, 19h00 ngày 24/1: Rượt đuổi mãn nhãn
Sau 3 ngày lo tang sự cho con gái xấu số, bà Lê Thị Sâm (SN 1960) vẫn chưa hết đau buồn. Bà cho biết, chồng mất sớm, một mình bà nuôi 5 người con, trong đó có một đứa con trai tật nguyền không thể tự chăm sóc bản thân là Hoàng Tiến Quốc (SN 1986). Liên là con gái duy nhất.
Vì nghèo nên các con của bà Sâm đều phải nghỉ học giữa chừng để phụ giúp mẹ công việc đồng áng. Bản thân chị Liên cũng chỉ học hết lớp 9 rồi nghỉ học, bươn chải đủ nghề kiếm sống.
“Năm 2006, nó (Liên) rời quê vào Vũng Tàu làm công nhân rồi lần lượt có 3 người con là cháu Hoàng Thị Hằng, Hoàng Trần Bảo An và Hoàng Trần Tuấn Vũ. Giờ nó mất rồi để lại cho tui 3 đứa cháu đang tuổi ăn tuổi lớn. Rồi đây tui cũng chưa biết xoay xở ra sao”, bà Sâm đau khổ cho hay.
Được biết, đầu tháng 8, người phụ nữ xấu số này lên cơn co giật, ngay sau đó được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu song không qua khỏi.
Ngày chị Liên mất, để có kinh phí lo hậu sự, người dân ở khu phố 3, tổ 40, đường Đô Lương, Phường 11, TP Vũng Tàu (nơi chị Liên ở trọ) đã đứng ra vận động quyên góp, giúp đỡ.
Biết được hoàn cảnh của gia đình không có đủ kinh phí thuê xe tang chở tro cốt của chị Liên về quê, một người đồng hương ở xã Sơn Bình trên đường về quê đã ghé vào nhà tang lễ cho gia đình bỏ tro cốt của chị cùng về nhưng với yêu cầu không được thắp nhang trong suốt hành trình.
Khi chiếc xe vượt hàng trăm cây số về đến nhà bà ngoại, hàng xóm ai cũng nén nước mắt, thương xót chứng kiến cảnh ba đứa trẻ ngơ ngác bên quan tài mẹ.
Anh Nguyễn Thanh Tùng, một người hàng xóm của chị Liên cho hay: "Nhìn chúng rón rén bước xuống bên quan tài của mẹ rất đáng thương. Bà ngoại thì già yếu, lại phải chăm thêm đứa con bệnh tật nữa không biết rồi đây sẽ gắng gượng được đến bao giờ".
Cuộc sống hiện tại của bà Sâm chỉ dựa vào 2 sào ruộng khoán và 405.000 đồng tiền trợ cấp tàn tật từ người con thứ 3.
Bà Sâm gạt nước mắt nói: "Dẫu sao thì chúng cũng là cháu ngoại của tôi. Hiện tôi muốn các cháu ổn định tâm lý rồi làm thủ tục cho cháu nhập học ở quê. Ở đây bà cháu nuôi nhau. Hy vọng tôi khỏe khoắn để có thể làm ruộng, có tiền nuôi cháu ăn học. Chúng mà bỏ học giữa chừng thì tôi rất thương và thấy tội nghiệp lắm".
Anh Nguyễn Song Hào, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho hay, chị Liên mất đột ngột, để lại ba đứa trẻ cho bà ngoại nuôi. "Bà Sâm là bà ngoại của ba đứa gia cảnh cũng vô vàn khó khăn, già yếu lại còn phải nuôi đứa con trai tật nguyền, nay phải đèo bồng thêm 3 đứa cháu. Rất mong mạnh thường quân giúp đỡ để 3 đứa trẻ có tương lai tươi sáng hơn".
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1.Gửi trực tiếp: Bà Lê Thị Sâm, thôn 4, xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh: SĐT 032.921.7467 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.230(bà Sâm) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Sỹ Thông - Thiện Lương
">Không có bố, mẹ đột ngột qua đời, 3 đứa trẻ bơ vơ
Đồng thời, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án bất động sản và tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời hướng dẫn và xử lý các trường hợp gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Thúc đẩy các địa phương công bố các dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện triển khai vay vốn thuộc chương trình tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng.
Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn các doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại các phân khúc, hạ giá thành sản phẩm. Có giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả việc cơ cấu lại phân khúc cho người có nhu cầu thực, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và người có thu nhập thấp.
Chung cư tăng giá 19 quý liên tục
Ghi nhận trên thị trường bất động sản, trong khi nhiều phân khúc gặp khó khăn, không có thanh khoản thì nhà chung cư vẫn tăng giá liên tục.
Theo báo cáo của Savills Việt Nam, chỉ trong 4 năm gần đây, giá chung cư đã tăng tới 77%. Cụ thể, trong quý III/2023, giá sơ cấp trung bình của căn hộ chung cư đã đạt 54 triệu đồng/m2, tăng trong 19 quý liên tiếp và tăng hơn 77% so với quý I/2019.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy giá chung cư cuối năm 2023 đang ở mức cao. Tại Hà Nội, giá bán căn hộ chung cư mở bán trên thị trường sơ cấp trung bình tăng gần 7% theo quý, tăng 14% theo năm và đạt khoảng 50,8 triệu đồng/m2.
Việc chung cư tăng giá trong vài năm qua chủ hộ “lãi đậm” từ vài trăm đến cả tỷ đồng không phải chuyện hiếm tại nhiều dự án ở Hà Nội. Ngay đến dự án nhà ở xã hội như dự án Đại Kim Building (Hoàng Mai, Hà Nội) sau 6 năm đã tăng giá cao hơn gấp đôi từ khoảng 15 triệu đồng lên 33 triệu đồng mỗi m2.
Chia sẻ tại một toạ đàm mới đây, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP. Invest cho rằng, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết hiện nay là tình trạng lệch pha cung - cầu của thị trường bất động sản.
Về nguyên nhân của sự lệch pha cung cầu này, theo vị Chủ tịch GP. Invest, vấn đề nằm ở những ách tắc trong pháp lý.
Lãnh đạo GP. Invest phản ánh rằng hiện nay cần quá nhiều thủ tục hành chính, điều này ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc EZ Property cũng cho rằng, lối ra của thị trường bất động sản trước tiên là pháp lý và giải pháp cần phải giảm giá nhà.
Theo ông Toản, để giảm giá, Chính phủ phải có quỹ đầu tư nhà ở/đầu tư bất động sản. Ví dụ, ở các cửa ngõ Thủ đô, Chính phủ dùng quỹ đầu tư đó cho xây 4 khu đô thị, mỗi khu đô thị vài trăm ha.
"Tôi tin rằng khi đó giá nhà sẽ được kiểm soát", Tổng giám đốc EZ Property nhấn mạnh.
TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cho rằng nên tập trung nguồn lực tài chính vào làm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Đây là thị trường có dòng tiền rất tốt, nhu cầu rất cao nhưng hiện tại chúng ta chưa làm được.
Dở khóc dở cười bán chung cư lãi đậm, chật vật mua căn hộ mớiDù lãi đậm khi bán căn chung cư với giá tăng gấp đôi chỉ trong vài năm nhưng chủ hộ lại rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì khó tìm được căn hộ mới khi hầu hết các dự án từ cũ đến mới đều tăng giá “phi mã”.">Thủ tướng giao Bộ Xây dựng hướng dẫn doanh nghiệp hạ giá bất động sản
Với mục tiêu đưa 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động, Tổng cục Thuế đã cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho doanh nghiệp và cá nhân. Đến nay đã có 99% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuế điện tử, áp dụng chữ ký số trên hồ sơ điện tử gửi cơ quan thuế.
Tuy nhiên, theo đánh giá, đa số cá nhân chưa tiếp cận nhiều với chính sách và các dịch vụ thuế. Nguyên nhân cá nhân ít sử dụng dịch vụ thuế điện tử là do phần mềm hỗ trợ chưa được thuận tiện như doanh nghiệp, trong đó, các mẫu tờ khai thuế điện tử cho cá nhân còn ít và chưa có dịch vụ nộp thuế điện tử cũng như tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế.
Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các vụ đơn vị chuyên môn phân tích quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật để xây dựng ứng dụng Etax-mobile, đồng thời chuẩn bị điều kiện cần thiết để đưa ứng dụng này vào thực tiễn.
Thông tin từ Tổng cục Thuế, trước mắt, phiên bản ứng dụng Thuế điện tử dành cho thiết bị di động nền tảng iOS, Android sẽ cung cấp cho cá nhân cài đặt và sử dụng.
Bên cạnh việc hỗ trợ các chức năng đã cung cấp trên hệ thống Thuế điện tử qua nền tảng Web, Etax mobile sẽ cung cấp các dịch vụ nâng cao mang tính trải nghiệm cho người dùng và bổ sung thêm chức năng tra cứu thông tin người phụ thuộc và hỗ trợ cho cá nhân nộp thuế điện tử thông qua liên kết với ứng dụng thanh toán của ngân hàng.
Dự kiến trong tháng 8/2021, Tổng cục Thuế sẽ đưa phiên bản đầu tiên vào hoạt động. Sau khi đưa ứng dụng vào hoạt động. Tổng cục Thuế cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các tổ chức, cá nhân để hoàn thiện ứng dụng, đồng thời đẩy mạnh việc ký thỏa thuận và triển khai nộp thuế điện tử với các trung gian thanh toán hoặc các ngân hàng.
Việt Nam hiện có khoảng 60 triệu cá nhân có mã số thuế. Do đó, Tổng cục Thuế cho rằng việc sử dụng Etax mobile sẽ giúp người nộp thuế dễ dàng tiếp cận với các thủ tục hành chính thuế và giao tiếp với cơ quan thuế đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay.
Duy Vũ
Theo Tổng cục Thuế, hiện có trên 830.00 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử. Cơ quan thuế cũng đã tiếp nhận là trên 9,7 triệu hồ sơ khai thuế theo hình thức điện tử.
">Thử nghiệm ứng dụng thuế điện tử Etax
Soi kèo góc Mallorca vs Real Betis, 20h00 ngày 25/1
“Thời gian qua, các nhà kinh doanh BĐS sử dụng vốn vay thái quá và không kiểm soát được rủi ro nên đã gây ra hệ quả như ngày hôm nay. Từ quý IV/2022, các doanh nghiệp đã gặp khó khăn về vay vốn, phát hành trái phiếu, người mua thì không có khả năng thanh toán… thì làm sao phát triển, dự án đình trệ là điều khó tránh khỏi”, TS.Trần Du Lịch phân tích.
Với những chính sách do Chính phủ ban hành để tháo gỡ khó khăn về tín dụng và thị trường trái phiếu, theo TS.Trần Du Lịch, các giải pháp này rất thiết thực. Các doanh nghiệp không thể đòi hỏi gì hơn. Dự báo đến hết quý I/2024, thị trường sẽ phục hồi.
Theo TS.Huỳnh Thanh Điền (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành), những năm qua, dòng vốn đổ vào BĐS quá nhiều, giao dịch mạnh. Nhiều người tham gia thị trường khi chỉ có ít tiền, sau đó vay thêm ngân hàng để mua BĐS rồi chờ tăng giá để bán kiếm lời. Đây là nguyên nhân làm cho giá BĐS bị đẩy lên cao.
Các nhà phát triển dự án cũng góp phần làm tăng giá BĐS. Ví dụ như tại một dự án, các doanh nghiệp chia ra nhiều giai đoạn bán hàng, giá bán đợt sau luôn cao hơn đợt trước. Dòng vốn đổ vào thị trường nhiều, giao dịch mạnh nên các doanh nghiệp đua nhau phát triển nhiều dự án, trong khi tài chính không đủ mạnh.
TS.Huỳnh Thành Điền cho hay, cần phải xác định rằng nguồn vốn cho thị trường BĐS phải được huy động từ thị trường tài chính, cụ thể là từ thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Hạn chế vốn vay ngân hàng để đầu tư BĐS.
“Muốn BĐS phát triển bền vững, cần nới lỏng hạn mức tín dụng cho người mua sơ cấp, còn doanh nghiệp chỉ nên hạn chế ở mức 12%. Để kéo giảm tình trạng đầu cơ BĐS nên đánh thuế cao đối với những BĐS mà người mua không sử dụng”, TS.Huỳnh Thanh Điền nói.
Cần nguồn cung để giải ngân gói 120.000 tỷ đồng
Theo ông Trần Quốc Dũng, Phó TGĐ Hưng Thịnh Corp cho rằng, thị trường đang trong thời kỳ khủng hoảng niềm tin. Nguyên nhân đến từ sai phạm của một số doanh nghiệp và nhiều lãnh đạo vướng vòng lao lý.
Các chính sách để điều chỉnh những hành vi sai phạm này được ban hành nhưng chưa có thời gian đi vào thực tiễn, thị trường càng khó khăn hơn. Nhà đầu tư lẫn khách hàng đều mất niềm tin, dẫn đến tình trạng tháo chạy khỏi thị trường.
Theo ông Dũng, giá BĐS bị đẩy lên cao là do nhà đầu tư thứ cấp thu được lợi nhuận lớn. Do vậy, cần có công cụ kiểm soát những trường hợp này để đảm bảo lợi nhuận giao dịch thứ cấp ở mức vừa phải, giá trị BĐS đáp ứng nhu cầu thực của nhiều người. Để khôi phục niềm tin của người mua, các doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc hoạt động, đưa ra mức giá bán tiệm cận với mong muốn của nhiều người.
Ông Lê Hữu Nghĩa, TGĐ Công ty Lê Thành thì chia sẻ, doanh nghiệp đang mong chờ những hướng dẫn cụ thể hỗ trợ NƠXH. Nguồn vốn 120.000 tỷ đồng khó giải ngân vì hiếm dự án NƠXH. Do vậy, nên cho người mua và chủ đầu tư các dự án NƠXH trước đây được vay gói tín dụng này.
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, PGĐ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – Chi nhánh TP.HCM, người mua NƠXH được vay với lãi suất 8,2%/năm, chủ đầu tư là 8,7%/năm. Với kỳ hạn vay trung dài hạn thì đây là mức lãi suất khá tốt nhưng so với lãi suất 5%/năm của Ngân hàng Chính sách xã hội thì vẫn còn cao.
Về lâu dài, ông Lệnh cho rằng cần có chính sách cấp bù lãi suất cho người mua NƠXH như Ngân hàng chính sách xã hội đang triển khai. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là thị trường phải có nguồn cung thì gói 120.000 tỷ đồng này mới có thể giải ngân được.
5 dự án được gỡ vướng, thị trường BĐS TP.HCM đón nhận hơn 5.400 căn hộTrong khi chờ rà soát thủ tục pháp lý, chủ đầu tư 5 dự án bất động sản tại TP.HCM đã được phép huy động vốn 50% sản phẩm, cung ứng hơn 5.400 căn hộ ra thị trường.">Thị trường BĐS vẫn đang méo mó, kích thích đầu cơ
Ngoài các dự án nêu trên, quá trình thực hiện thủ tục đất đai với các dự án có giá trị quyền sử dụng đất từ 20 tỷ đồng trở lên theo bảng giá đất, nếu có chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi hệ số sử dụng đất, phải đấu giá hoặc bị thu hồi để đấu giá thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức xác định giá đất cụ thể để kịp thời thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, có 7 đơn vị tư vấn có thể tham gia định giá đất cụ thể cho 385 dự án trong kế hoạch. Quá trình thực hiện sẽ tiếp tục lập thủ tục lựa chọn thêm các đơn vị tư vấn theo quy định.
Trong số 148 dự án đăng ký mới năm 2023 để định giá đất cụ thể có Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (P.Phú Thuỷ, TP.Phan Thiết). Đây là dự án do Công ty TNHH Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (thuộc Công ty Cổ phần Rạng Đông) làm chủ đầu tư, quy mô 64,68ha.
Đầu tháng 3/2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án này.
Theo tìm hiểu, Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận cho chuyển đổi từ mục đích sử dụng sân golf Phan Thiết sang đất ở khu đô thị. Tổng số tiền sử dụng đất của dự án mà chủ đầu tư nộp là 936,8 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo thông báo kết luận định giá của cơ quan CSĐT Bộ Công an, tổng giá trị quyền sử dụng đất của dự án vào năm 2015 là 2.863 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước năm 2021, chủ đầu tư dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết đã ký hợp đồng với 2 công ty môi giới bất động sản tại TP.HCM với mức phí 19,5% trên giá trị bất động sản môi giới thành công, cao gấp 10 lần phí môi giới phổ biến trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, đã làm tăng chi phí hợp lý và làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Bình Thuận giao đất không qua đấu giá tại 4 dự án có đúng quy định?Liên quan đến những lùm xùm trong việc giao đất và cho thuê đất tại 4 dự án ở TP.Phan Thiết không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, UBND tỉnh Bình Thuận vừa có thông tin chính thức.
">Bình Thuận duyệt giá đất, hàng trăm dự án được ‘gỡ vướng’
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam cùng 20 người bị C03 đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ngoài ông Nam, nhiều cựu lãnh đạo Bình Dương bị đề nghị truy tố gồm: Phạm Văn Cành, cựu Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Dũng Phương, trưởng phòng tài chính Đảng; Nguyễn Văn Đông, cựu Chánh văn phòng Tỉnh ủy...
"Hợp thức hóa" sai phạm
Theo kết luận điều tra, tháng 3/2017, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 3/2 với mục đích chuyển nhượng toàn bộ dự án khu Dân cư - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú trên khu đất 43 ha cho công ty Âu Lạc đã ký văn bản số 39 gửi Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương.
Nội dung văn bản thể hiện: "Tổng công ty SX-XNK Bình Dương đã thực hiện hoàn tất việc chuyển giao khu đất trực tiếp cho công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú và quyết toán thuế vào niên độ tài chính năm 2016" và đề nghị Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương cho chuyển nhượng phần vốn góp 30% tại Công ty Tân Phú cho công ty Âu Lạc.
Bị can Trần Văn Nam |
Ngày 17/4/2017, Tỉnh ủy tổ chức cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy để xem xét, quyết định việc xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp của Tổng công ty 3/2. Thành phần dự cuộc họp trên bao gồm các ông: Trần Văn Nam, Phạm Văn Cành, Trần Thanh Liêm, Ngô Dũng Phương, Nguyễn Văn Đông và một số đơn vị có liên quan.
Tại cuộc họp, các cá nhân nêu trên đều biết Tổng Công ty 3/2 đã chuyển nhượng 43ha đất cho Công ty Tân Phú không bàn giao về Công ty Impco (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh ủy quản lý) là trái quy định của pháp luật, trái phê duyệt của Tỉnh ủy nhưng vẫn thống nhất nội dung đồng ý chủ trương cho Tổng Công ty 3/2 được chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc.
Trên cơ sở cuộc họp trên, ngày 20/4/2017, ông Cành ký văn bản số 287 thông báo kết luận và chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy. Trong đó có nội dung đồng ý chủ trương cho Tổng Công ty 3/2 được chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho công ty Âu Lạc, Tổng công ty phải thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm định giá đất làm cơ sở đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng thu tiền theo đúng quy định.
Kết luận điều tra xác định, do biết rõ việc chuyển nhượng khu đất 43 ha trái quy định và để tạo điều kiện cho Tổng công ty 3/2 hoàn thiện việc chuyển nhượng dự án trên khu đất 43ha nên ông Nam yêu cầu "hợp thức hóa" sai phạm nêu trên.
Cụ thể, tháng 10/2018 ông Nam yêu cầu ông Cành ký công văn đính chính lại thông báo số 287 với lý do Tổng công ty 3/2 đã chuyển nhượng 43 ha đất cho công ty Tân Phú nên không thể chuyển giao đất về cho công ty Impco.
Thực hiện yêu cầu trên, ông Ngô Dũng Phương và Nguyễn Văn Đông lập biên bản cuộc họp đề ngày 19/5/2017 để ông Cành ký, đính chính thông báo số 287 nội dung "Tổng công ty phải thuê đơn vị tư vấn lập thẩm định giá trị tăng thêm của phần vốn góp 30% tương ứng với 60 tỷ đồng làm cơ sở đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng thu tiền theo quy định...".
Đến tháng 3/2019, ông Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo ông Đông và Phương điều chỉnh công văn số 407 năm 2016, do Tổng Công ty 3/2 đã chuyển nhượng khu đất 43ha không còn đất để chuyển giao cho Công ty Impco.
Bị can Phạm Văn Cành (trái) và Trần Thanh Liêm. Ảnh: Bộ Công an |
Theo yêu cầu của ông Nam, ông Đông chỉ đạo Phương lập biên bản hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy đề ngày 25/8/2016 để ông Trần Văn Nam ký mục "Chủ trì hội nghị", Ngô Dũng Phương ký mục "người ký biên bản". Trong đó có nội dung Thường trực Tỉnh ủy thống nhất không chuyển giao khu đất 43 ha cho Công ty Impco để Tổng công ty 3/2 tiếp tục thực hiện chủ trương tại công văn số 1830 ngày 17/8/2010 của Thường trực Tỉnh ủy;
Đồng thời Phương soạn thảo công văn 477 đề ngày 29/8/2016 để ông Phạm Văn Cành ký (thời điểm này ông Cành đã nghỉ hưu) điều chỉnh công văn 407 ngày 29/7/2016 nội dung "đồng ý không chuyển giao khu đất có diện tích 430.000,3 m2 tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý Dự án Bình Dương, để Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - TNHH MTV tiếp tục thực hiện chủ trương tại công văn số 1830 ngày 17/8/2010 của Thường trực Tỉnh ủy".
Vi phạm "gắn chặt, không tách rời"
Về phía Tổng công ty 3/2, để Ngô Dũng Phương, Trưởng phòng Tài chính Đảng có cơ sở hợp thức sai phạm, Nguyễn Văn Minh chỉ đạo cấp dưới soạn thảo công văn số 145 ngày 20/8/2016 xin điều chỉnh phương án sử dụng đất theo công văn số 407 với nội dung "đề nghị Thường trực tỉnh ủy xem xét cho chủ trương không chuyển giao khu đất có diện tích 430.000,3m2 cho công ty Impco để Tổng công ty tiếp tục thực hiện chủ trương tại công văn 1830 của Thường trực Tỉnh ủy".
Theo cơ quan điều tra, việc ông Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo ông Nguyễn Văn Đông, Phạm Văn Cành và Ngô Dũng Phương "hợp thức hóa" ban hành công văn số 974 ngày 19/5/2017 và công văn số 477 ngày 29/8/2016 đã làm sai lệch bản chất nội dung phê duyệt chi tiết phương án sử dụng đất của chủ sở hữu tại văn bản số 407 ngày 29/7/2016.
Theo cơ quan điều tra, hành vi của ông Trần Văn Nam cùng đồng phạm biết Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng trái pháp luật khu đất 43 ha nhưng vẫn đồng ý cho đơn vị này tiếp tục chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho công ty Âu Lạc; tạo điều kiện để bị can Nguyễn Văn Minh và đồng phạm hoàn thành việc chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu của nhà nước tại khu đất 43 ha sang công ty tư nhân.
Cơ quan điều tra xác định, vi phạm của ông Trần Văn Nam cùng đồng phạm gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỷ đồng.
"Hành vi vi phạm pháp luật của các bị can gắn chặt, không tách rời hành vi vi phạm của Nguyễn Văn Minh và đồng phạm, phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây thất thoát cho nhà nước", trích kết luận điều tra.
Đoàn Bổng
Bị can Trần Văn Nam, cựu bí thư tỉnh Bình Dương có hành vi vi phạm pháp luật gây thất thoát 1.063 tỷ đồng.
">Cách 'hợp thức hóa' sai phạm vụ thất thoát nghìn tỷ của cựu Bí thư Bình Dương
友情链接